Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

5 Đặc Sản Độc Dị Tại Miền Tây Khiến Người Ăn Phải Sởn Gai Ốc

Đặc sản miền Tây có vô số đặc sản ăn rất ngon. Bên cạnh đó, 5 đặc sản độc dị tại miền Tây này phải khiến người ăn phải sởn gai ốc nhưng lại đậm đà hương vị

5 Đặc Sản Độc Dị Tại Miền Tây Khiến Người Ăn Phải Sởn Gai Ốc
5 Đặc Sản Độc Dị Tại Miền Tây Khiến Người Ăn Phải Sởn Gai Ốc

Ngoài các món quen thuộc có vẻ ngoài dễ nhìn thì miền Tây còn có những món ăn làm du khách e ngại khi nhìn thấy. Tuy nhiên đó là những món đặc sản có một không hai và luôn là món khoái khẩu của rất nhiều người.
1. Đuông dừa
Đuông dừa là một loài ấu trùng của bọ cánh cứng như kiến dương. Loài bọ này thường chọn những cây dừa to khỏe để đẻ trứng, nở thành ấu và ăn cổ hũ dừa để lớn dần. Đây là một trong những đặc sản quý của người sành ẩm thực. Tuy ngon nhưng không phải ai cũng dám thử vì nhìn hình dáng lúc đầu nhiều người vẫn tưởng là loài sâu hơn là một món đặc sản.  
Đuông dừa được biến tấu thành nhiều món hấp dẫn. Dễ chế biến và được nhiều người ưa thích là đuông dừa sống ăn kèm với nước mắm ớt. Những con đuông còn sống được thả vào chén rượu trắng để tự thải ra các chất bẩn sau đó rửa sạch và cho vào chén mắm ớt. Nhìn con đuông ngọ nguậy nhiều người sẽ không dám động đũa nhưng đã thử thưởng thức qua, vị béo ngọt sẽ làm du khách thòm thèm. Ngoài ăn sống, đuông còn được chế biến thành nhiều món thơm ngon khác như đuông chiên bơ, đuông hấp sôi hay đuông dừa nấu cháo.  
2. Rắn
Rắn có lẽ là loài động vật khiến nhiều người sợ hãi nhất vì có hình dáng ghê rợn. Miền Tây là nơi trú ngụ của nhiều loài rắn và mùa lũ là lúc người dân nơi đây săn bắt được nhiều nhất. Khi nước lũ tràn về, tổ rắn bị ngập nước. Chúng trôi theo dòng nước và được thợ săn đón lõng rồi dùng vợt để bắt.  
Món ăn từ rắn rất phong phú và hầu như món nào cũng ngon. Phổ biến nhất phải kể đến rắn nấu cháo đậu xanh, xào xả ớt, nướng trui, hầm xả, lẩu rắn, gỏi rắn… Đặc sản miền Tây không chỉ phong phú mà cả cách chế biến cũng rất điệu nghệ. Nhiều người làm khô rắn để dành ăn dần hay đãi khách quý gần xa.

3. Rắn mối
Là loài bò sát có hình dáng giống kỳ nhông nhưng mập hơn và có lớp vảy bóng, rắn mối sống quanh vườn nhà và ăn các con mối. Rắn mối có nhiều nhất ở miền Tây và xuất hiện quanh năm. Người dân nơi đây bắt rắn mối bằng cách kiếm vài con tép trấu móc vào lưỡi câu và đặc dọc hè nhà. Chỉ cần thấy con mồi ngoe nguẩy thì chắc rằng con rắn mối sẽ bị dính câu. 
Sơ chế rắn mối bằng cách làm sạch sau đó nhúng vào nước sôi và cạo sạch vảy. Chặt bỏ hết phần đầu, chân và bỏ ruột, tuyệt nhiên không được bỏ đuôi vì đây là phần ngon và bổ nhất. Sau đó, rắn mối được chiên giòn nguyên con và ăn với mắm ớt. 
Nhìn những con rắn mối chình ình trên đĩa nguyên con bạn sẽ cảm thấy e ngại vì dáng hình lạ lẫm, tuy nhiên khi đã ngấm qua vị thơm, thịt của nó sẽ khiến bạn muốn thưởng thức thêm lần thứ hai. Ngoài chiên rắn mối còn nhiều cách chế biến khác như xào sả ớt hay nướng mọi.

4. Dơi
Người miền Tây kháo nhau rằng “muốn ăn thịt dơi thì về miền Tây”, đủ để thấy rằng đây cũng là một trong những món đặc sản của vùng đất này. Tuy nhiên để thưởng thức được món ăn với dáng hình kỳ dị này thì không hề dễ dàng chút nào. Bởi thịt dơi được xem là món ăn khó chế biến, từ công đoạn săn bắt đến khâu sơ chế để thành món ăn được nhiều dân nhậu thèm thuồng. Người miền Tây phân biệt dơi gồm hai loại: dơi sen và dơi quạ. Dơi sen là loài dơi nhỏ bay tầm thấp vào những lúc trời nhá nhem tối, còn dơi quạ lớn hơn, bay tầm cao vào lúc trời tối khuya. 
Dơi được lột da rút hết bộ ruột sau đó chế biến thành món nhắm rượu. Đặc biệt khi sơ chế dơi không được rửa qua nước, nếu không thịt sẽ mất đi hương vị thơm ngọt vốn có. Sau đó, dơi được chế biến thành nhiều món như khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải hoặc cuốn bánh tráng. Thịt dơi được xem là ngon nhất khi đem nấu cháo với đậu xanh vừa mát, vừa bổ và tăng cường sinh lực.

5. Chuột
Những cánh đồng trù phú, bát ngát ở miền Tây thích hợp cho các loài chuột đồng sinh sôi và phát triển. Tuy là loài động vật phá hoại mùa màng nhưng chuột cũng là món đặc sản khiến nhiều người mê mẩn. Nhìn dáng vẻ bè ngoài nhiều người cũng e dè thưởng thức, nhưng khi đã một lần nếm qua những món ăn chế biến từ chuột đồng không ít người sẽ tặc lưỡi vị mùi thơm ngon có một không hai này. 
Thịt chuột đồng được chế biến thành nhiều món đặc trưng, thơm ngon và ngọt thịt nhất vẫn là chuột nướng trui ngay ngoài đồng, lột da xé miếng chấm muối ớt hay muối tiêu chanh. Nhiều người còn biến tấu thêm nhiều món độc đáo khác như chuột hấp chanh, chuột nấu cơm mẻ, chuột xào lăn, quay lu hay khìa nước dừa… Chuột đồng đã trở thành thương hiệu độc đáo của người miền Tây khi đã có mặt tại các nhà hàng, quán ăn sang trọng khắp ở Sài Gòn.
Nguồn: http://ift.tt/1qpEAdN

Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Du lịch Đà Nẵng "rầm rộ" với lễ hội bắn pháo hoa quốc tế năm 2017

KINH NGHIỆM DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG- Lễ hội bắn pháo hoa quốc tế được tổ chức "rầm rộ" đặc biệt hấp dẫn du khách với nhiều sự kiện kèm theo năm 2017 tại Đà Nẵng

Du lịch Đà Nẵng "rầm rộ" với lễ hội bắn pháo hoa quốc tế năm 2017
Du lịch Đà Nẵng "rầm rộ" với lễ hội bắn pháo hoa quốc tế năm 2017 - KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Chưa cần nói đến sự hoành tráng của các đêm trình diễn pháo hoa, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF 2017) đã hấp dẫn ngay từ những sự kiện đồng hành.
Say trong carnival đường phố
Pháo hoa hẳn chưa phải là “hoa hậu” của DIFF 2017. Bởi lẽ hoạt động sôi nổi nhất, rực rỡ và nhiều màu sắc nhất, thu hút đông đảo du khách tham gia nhất chính là Lễ hội đường phố (carnival).
Chỉ cần nhắc đến carnival thôi, bất cứ ai cũng sẽ thấy những xe hoa rực rỡ sắc màu, những nghệ sỹ trong các trang phục sặc sỡ biểu diễn trên các con phố trung tâm của Đà Nẵng.
Cũng giống như bất cứ lễ hội đường phố nào trên thế giới, du khách không chỉ được xem, mà còn được giao lưu, chụp hình với các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế.
Âm thanh ánh sáng rộn rã, carnival khoác lên Đà Nẵng những xiêm áo mới và du khách thì khó cưỡng nổi ham muốn được xuống đường diễu hành theo đoàn người đầy hưng phấn đó.
​Du lịch Đà Nẵng “sốt” vì pháo hoa
DIFF 2017
Thưởng thức những món ngon độc đáo nhất
Ở DIFF 2017, Đà Nẵng thết đãi du khách cả một đại tiệc những đặc sản tại Lễ hội Ẩm thực Quốc tế. Đại diện của Ban tổ chức DIFF 2017 khẳng định đây sẽ là một lễ hội ẩm thực độc đáo chưa từng có tại Việt Nam.
Chỉ riêng việc phân chia không gian lễ hội thành 5 khu vực tương ứng triết lý ẩm thực Ngũ hành cũng đã cho thấy sự độc đáo này.
Khu Hỏa sẽ là bếp mở với các món nướng, áp chảo. Khu Thổ là các món trong niêu đất, nồi đất. Khu Kim dành cho các món lạnh sử dụng bát đũa kim loại kiểu Hàn Quốc. Khu Thủy gồm các loại lẩu, phở, bún, mỳ, miến và món ăn đi cùng nước súp. Khu Mộc là của các món chay.
Âm nhạc ở từng khu ẩm thực cũng đi theo triết lý Ngũ hành đó. Các tiết mục từ các dụng cụ liên quan đến đất đá như đàn đá được biểu diện tại Khu Thổ.
Khu Kim sẽ song hành với các tiết mục có liên quan tới bộ dây kim loại, cồng chiêng, kèn… Nói chung, ngày nào du khách đến Đà Nẵng cũng sẽ sướng cái tai, ngon cái miệng.
​Du lịch Đà Nẵng “sốt” vì pháo hoa
Điểm đến du lịch của năm 2017 - Đà Nẵng
Pháo hoa, pháo hoa và… pháo hoa
Không thể không nhắc đến những màn pháo hoa mà 8 quốc gia đình đám như Anh, Úc, Áo, Thụy Sỹ… sẽ vẽ lên bầu trời Đà Nẵng những tuyệt tác bằng ánh sáng trong năm đêm trình diễn mang 5 chủ đề Hỏa - Thổ - Kim - Thủy - Mộc.
Chỉ nghe tới đây thôi, đã có thể mường tượng khung cảnh cảng sông Hàn rực sáng và những màn pháo hoa bung lên không trung, nở ra nào cẩm tú cầu, bông lúa, nào trái tim, quốc kỳ…
DIFF 2017 khiến người ta nhớ tới một Montreal ở Quebec (Canada) hay lễ hội pháo hoa bên hồ Toya Long-Run (Hokkaido) kéo dài 6 tháng ở Nhật Bản, nhưng nó đặc biệt hơn bởi một lẽ, DIFF 2017 mang bản sắc văn hóa Việt, mang những nét truyền thống ngay từ chủ đề “Tỏa sáng Ngũ Hành Sơn”.
Bên lề của pháo hoa sẽ là những màn trình diễn nghệ thuật ấn tượng của các nghệ sỹ Việt Nam và quốc tế. Ánh sáng, âm nhạc hiện đại và truyền thống được kết hợp đầy tinh tế trong 5 đêm diễn pháo hoa. DIFF sẽ trở thành một thương hiệu pháo hoa chỉ của riêng Đà Nẵng, để năm nào những du khách cũng sẽ phải trông ngóng.
5 đêm trình diễn pháo hoa trong 2 tháng:
•    DIFF 2017 sẽ ghi dấu ấn ngoạn mục với 05 đêm được tổ chức vào các đêm Thứ Bảy ngày 29-4, 20-5, 27-5, 3-6 và 24-6.
•    Không gian bắn pháo hoa năm 2017 sẽ là sân khấu Ngũ hành, ở vị trí tương tự năm trước trên sông Hàn, được dàn dựng kỹ theo công nghệ hàng đầu thế giới.
•    Tất cả các đêm pháo hoa sẽ được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam.
•    Mỗi đêm pháo hoa, ngoài màn trình diễn ngoạn mục của 2 đội thi đấu, còn có các màn biểu diễn nghệ thuật thể hiện những nét độc đáo của nghệ thuật các quốc gia đó, kèm theo những màn trình diễn âm nhạc ánh sáng độc đáo. 
Xem thêm

TOP NHỮNG ĐẶC SẢN ĐÀ NẴNG, MÓN NGON ĐÀ NẴNG ĐẶC BIỆT CHO DU KHÁCH

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2017

Top những đặc sản Đà Nẵng, món ngon Đà Nẵng đặc biệt cho du khách

KINH NGHIỆM DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG - Chia sẻ thông tin về món ngon, đặc sản nổi tiếng bậc nhất mang đậm hương vị đặc biệt cho du khách thưởng thức tại Đà Nẵng

Top những đặc sản Đà Nẵng, món ngon Đà Nẵng đặc biệt cho du khách
Đặc sản Đà Nẵng - Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
Đặc sản mì Quảng Đà Nẵng phải ăn kèm với nhiều rau sống mới ngon. Rau sống đúng kiểu mì Quảng phải kết hợp từ 9 loại rau như: Xà lách, húng, quế, cả non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ trộn đều với chuối bắp sắt mỏng. Để làm nên hương vị đặc trưng của món ăn này, phải kể tới đậu phộng rang và bánh tráng mè nướng giòn, vị thơm của đậu phộng rang, vị giòn của bánh tráng sẽ làm tăng thêm vị ngon của món ăn nổi tiếng ở Đà Nẵng này. 
Bánh bèo đang là món ăn được người dân và khách du lịch Đà Nẵng ưa chuộng bởi sự dân dã, mộc mạc ngay từ trong nguyên liệu đến hương vị của nó.

Bánh bèo được phân biệt từ hình dáng và cách ăn. Nhưng chung lại bánh bèo vẫn gồm 3 phần chính : bột gạo - nguyên liệu làm vỏ bánh, nhân bánh cung với các loại gia vị đi kèm khác.

Bánh bèo đặc trưng từ vỏ bánh cho đến cách chế biến.Để có món bánh bèo ngon thì việc lựa chọn nhiên liệu rất quan trọng, gạo thơm ngon,  để chế biến ra được món bánh đặc biệt
Nhân bánh bèo được chế biến phức tạp: tôm, thịt cá.,. tùy theo sở thích của khách và đặc trưng của quán. 
Khi nói đến bò khô sợi thì hẳn bạn sẽ nghĩ đến những miếng thịt bò được tẩm gia vị sấy khô đầy hấp dẫn. Đúng như bạn nghĩ đấy. Để làm được món thịt bò khô ngon bạn nên chọn phần thịt đùi hoặc phần thịt thăn để khi chế biến thì miếng thịt bò dài, không bị rời kết hợp với gia vị đặc trưng và bí quyết sấy sẽ tạo ra món bò khô ngon. Bò khô sợi Đà Nẵng có màu đỏ thẫm, hương thơm đậm đà, độ mặn ngọt vừa phải, miếng bò dai mà không cứng, vẫn mang hương vị ngon ngọt của thịt bò. Thịt bò khô sợi Đà Nẵng nổi tiếng đã tạo nên thương hiệu bởi hương vị thơm ngon đầy hấp dẫn và sự kết hợp bò khô sợi với một số món khác như xoài dầm, bánh tráng trộn... làm cho giới trẻ mê mẩn. 
Những ngày trời mưa, giữa thời tiết se se lạnh làm cho mùi thơm cũng như hương vị của món bánh xèo cũng trở nên thần thánh hơn bao giờ hết. Mời bạn lê la các hàng quán bánh xèo ngon đặc biệt tại Đà Nẵng trong mùa mưa này nhé! 
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng vừa thơm, vừa mềm, vừa ngọt và không quá béo, thịt luộc ra có phần mỡ rất trong. Quý khách có thể chọn thịt heo Đại Lộc hoặc thịt heo hai đầu da. Thịt heo Đại Lộc được người dân vùng Đại Lộc – Quảng Nam nuôi bằng các loại rau, thức ăn thừa và thả rông, nên luôn ngon vô cùng tận. Còn loại hai đầu da được chọn từ phần ngon nhất của con heo, muốn chọn được thịt ngon như vậy, phải chọn heo nặng từ 50 – 70 kg và lấy khoảng 5 kg thịt mông. Thịt heo này được hấp để giữ vị thơm ngon, ngọt sắc đậm của thịt, khi miếng thịt cắt ra có mỡ trong là đạt tiêu chuẩn.

Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

KINH NGHIỆM DU LỊCH VÀ MÓN NGON ĐÀ NẴNG

KINH NGHIỆM DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG - Giới thiệu đến du khách Top quán ăn bán món ngon, thức ăn, đặc sản ngon nứt tiếng mang đậm hương vị ẩm thực tại Đà Nẵng

Quán ăn bán thức ăn ngon nứt tiếng mang đậm hương vị tại Đà Nẵng
Quán bán đồ ăn ngon tại Đà Nẵng - KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Dạo một vòng quanh Đà Nẵng và chọn ăn những món tiêu biểu của miền Trung cũng như của riêng Đà Nẵng nhé.
Mì Quảng
1. Quán mì Quảng Bà Mua (Địa chỉ 19 Trần Bình Trọng - Đà Nẵng, gần trung tâm thành phố): Mì Quảng ở đây rất ngon, khâu chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn. Một tô mì ở đây có giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng tùy vào từng loại.
2. Mì Quảng Bà Vị (166 Lê Đình Dương - Đà Nẵng): Quán cũng là một địa điểm thưởng thức mì Quảng ngon ở Đà Nẵng, đặc biệt, mì ở đây có chả ram rất ngon. Giá mỗi tô dao động từ 30.000 đến 55.000 đồng.
3. Quán mì Quảng số 1A - Hải Phòng: chủ yếu có 2 loại mì Quảng tôm thịt, mì Quảng gà. Ngoài ra còn có thể gọi một tô đặc biệt nhưng giá cao hơn đôi chút. Giá ở đây dao động từ 25.000 đến 30.000 đồng/tô.
Bánh xèo
4. Bánh xèo Bà Dưỡng (280/23 Hoàng Diệu - Đà Nẵng): Đây là quán bánh xèo nổi tiếng ở Đà Nẵng, tuy nằm sâu trong hẻm nhưng thu hút được rất nhiều thực khách. Quán có nước chấm rất ngon, rất đặc biệt tạo nên bản sắc riêng. Bánh xèo có giá 10.000 đồng/cái, nem lụi 5.000 đồng/cái.
5. Bánh xèo cô Mười (23 Châu Thị Vĩnh Tế - Đà Nẵng): Bánh xèo Cô Mười có tiếng bởi giá cả "hạt dẻ", phù hợp với túi tiền của đa số các bạn sinh viên sống quanh khu vực này. Giá trung bình từ 5.000 đến 7.000 đồng/cái. Ở đây còn có các món như bún thịt nướng, bò hít…
6. Bánh Xèo Bà Nhỏ (464/15 Trưng Nữ Vương, Quận Hải Châu, Đà Nẵng): Quán đặc biệt ở chỗ có một lớp viền trứng ở bên ngoài, giá dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng/đĩa. Ngoài ra, ở đây còn có bún thịt nướng hay nem lụi cũng rất ngon.
Bún mắm
7. Bún mắm bà Vân (23/14 Trần Kế Xương - Đà Nẵng): Khu này có nhiều quán bán bún mắm, nhưng quán bà Vân nổi tiếng hơn cả. Có đủ loại thịt quay, luộc, tai, nem, chả... Quán bán từ sáng tới tối. Giá dao động từ 15.000 đến 28.000 đồng/tô.
8. Bún mắm bà Thuyên (424/03 Lê Duẩn - Đà Nẵng): Đây là quán bún mắm thịt heo quay nổi tiếng ở Đà Nẵng, sạch sẽ và phục vụ tốt. Mắm được làm từ cá thu rất thơm ngon. Du khách có thể thưởng thức ẩm thực kết hợp shoping và vui chơi giải trí tại Lê Duẩn. Giá dao động từ 20.000 đến 30.000 đồng/tô.
Bánh canh
9. Bánh Canh Cá Nướng: Quán nằm trên đường Trần Hưng Đạo kéo dài hay còn gọi là đường Bạch Đằng Đông, cách cầu Thuận Phước khoảng 2 km. Bánh canh rất ngon, hợp túi tiền và đặc biệt là rất đông. Lúc (khoảng 6h-8h) thường hết chỗ. Khách hàng hầu hết là tự phục vụ, tự gọi món rồi tự bưng bê và thành quả là những tô bánh canh nóng hổi và thơm ngon. Giá mỗi tô ở đây là 8.000 đồng.
10. Bánh Canh Ruộng 20 Hà Thị Thân: Cũng là một quán bán bánh canh ngon của Đà thành, món ăn có vị ngọt tự nhiên do được hầm kỹ xương ống, cộng với được nêm nếm gia vị hợp lý, rất cay và ngon phù hợp cho mùa đông đang đến. Giá dao động từ 15.000 đến 30.000 đồng/tô.
Gỏi cá
11. Gỏi Cá Nam Ô (972 Nguyễn Lương Bằng - Đà Nẵng): Là một địa điểm nổi tiếng để thưởng thức gỏi cá ở Đà Nẵng. Gỏi cá Năm Ô có nhiều loại như cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon nhất là cá trích. Gỏi và nước chấm rất cay, rất ngon do được nêm ướp gia vị kỹ lưỡng. Giá dao động từ 40.000 đến 80.000 đồng/đĩa.
Món chay
12. Quán chay Đà Nẵng (152/33 Lý Tự Trọng): Đồ ăn ở đây có giá cao hơn mức trung bình nhưng ngon và lạ, món ăn trình bày bắt mắt. Một số món của quán khá nổi tiếng như tàu hũ non kho nấm, cơm trái bí gạo lức, cơm Haiwai… Giá từ 30.000 đồng trở lên.
Phá lấu
13. Phá lấu trộn (trước cổng chợ Cồn, đường Hùng Vương). Món ăn rất đậm đà và hấp dẫn. Quán bán từ 3h chiều. Giá khoảng 20.000 đồng/1 tô.
Bún thịt nướng
14. Quán Xuân (491 Hải Phòng- Đà Nẵng): Đây là quán có truyền thống chế biến bún thịt nướng lâu đời tại Đà Nẵng. Không gian rộng thoáng sạch sẽ, nhân viên nhiệt tình. Giá dao động từ 20.000 đến 40.000 đồng.
15. Khu bún thịt nướng ở sân Chi Lăng (đường Ngô Gia Tự): Bún thịt nướng ở đây bán ở vỉa hè, ngon và đậm đà, ăn kèm them nem lui và thịt bò nướng lá lốt. Ngoài ra còn có bán bánh hỏi, bán tới 6h là hết. Giá từ 15.000 đồng/tô
Bán tráng cuốn thịt heo 
16. Bánh cuốn thịt heo Trần (04 Lê Duânr, 28 Duy Tân): Quán rộng rãi, phục vụ nhiệt tình. Thịt heo và rau sống tươi ngon, nước chấm đậm. Giá cả hơi đắt hơn mặt bằng chung nhưng chất lượng đảm bảo, 100.000 đồng/phần ăn.
17. Quán Mậu (35 Đỗ Thức Tịnh): Thịt heo dùng để cuốn bánh là loại thịt ba chỉ ngon nhất, rau sống rất sạch và nhiều, nước chấm được pha theo công thức gia truyền đã tạo nên hương vị đặc trưng của quán. Giá khoảng 70.000 đồng/suất.
Món ăn vặt
18. Khu ăn vặt cầu Trần Thị Lý (bên phải nhà thờ sát chân cầu Trần Thị Lý): Đây là một khu ăn vặt nổi tiếng ở Đà Nẵng với gần 20 quán ăn vặt khác nhau, phục vụ các món như ram cuốn cải, ốc hút các loại, bánh kẹp, yaourt muối… với mức giá bình dân. Các quán phục vụ đến 10-11h đêm, giá tùy theo từng món nhưng với 100.000 đồng, bạn có thể thỏa mãn cái dạ dày của mình với hầu các món ở đây.
19. Bánh tráng kẹp dì Hoa (62/2A Núi Thành - Đà Nẵng): Là một quán ăn nằm trong hẻm, không gian hơi chật hẹp nhưng lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Bánh Tráng kẹp ở đây ngon nức tiếng Đà Thành, nước tương ở quán cũng ngon. Phục vụ tận tình và vui vẻ. Giá dao động từ 5.000 đến 12.000 đồng/cái.
20. Chè Xuân Trang (31 Lê Duẩn - Đà Nẵng): Không gian quán thoáng mát sạch sẽ, tọa lạc tại khu trung tâm thành phố. Các món ở đây bao gồm bò bía, kem plan, sữa chua đá… và đặc biệt là chè. Chè Xuân Trang rất ngon, đậm đà, ăn không có cảm giác quá ngọt và mát lạnh, ngọt thanh, trên đầu lưỡi còn lưu lại vị đậu, giá từ 10.000 đến 20.000 đồng.
Xem thêm:

TOP ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH ĐẸP NHƯ TIÊN CẢNH NÊN CHIÊM NGƯỠNG Ở ĐÀ NẴNG

KINH NGHIỆM DU LỊCH VÀ MÓN NGON ĐÀ NẴNG

KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ NẴNG - Giới thiệu những địa điểm đi chơi, du lịch, tham quan, du hí ở Đà Nẵng. Đà Nẵng cảnh đẹp như tiên đáng để chiêm ngưỡng một lần 

Top địa điểm du lịch đẹp như tiên cảnh nên chiêm ngưỡng ở Đà Nẵng
Địa điểm du lịch tại Đà Nẵng - KINH NGHIỆM DU LỊCH ĐÀ NẴNG
Nằm ở vùng Nam Trung Bộ, Đà Nẵng có cả núi, đồng bằng và biển. Các điểm tham quan du lịch nổi tiếng khi du lịch Đà Nẵng bao gồm khu du lịch Bà Nà, bãi biển Mỹ Khê, và khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất châu Á. Đà Nẵng còn có nhiều thắng cảnh mê hồn như đèo Hải Vân, rừng nguyên sinh ở bán đảo Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, Đà Nẵng được bao quanh bởi 3 di sản văn hóa thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn, và xa hơn chút nữa là Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Hàng năm Đà Nẵng tổ chức Lễ hội pháo hoa thu hút rất nhiều du khách muôn phương đến tham dự.
1. Địa điểm du lịch Bà Nà, Đà Nẵng :Khi đến với thành phố Đà Nẵng chắc hẳn không du khách nào không biết đến Bà Nà bởi Bà Nà chính là một điểm thu hút của Đà Nẵng. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Tây Nam, nơi đây được mệnh danh là “hòn ngọc quý” của Đà Nẵng với khí hậu quanh năm mát mẻ và phong cảnh núi rừng hoang sơ. Chính vì vậy đây còn được xây dựng thành trung tâm nghỉ dưỡng bậc nhất của nước ta. Nằm trong khu vực dãy Trường Sơn với độ cao 1487m so với mực nước biển nên nhiệt độ trung bình năm ở đây chỉ khoảng 20 độ. Và trong cùng 1 ngày bạn có thể cảm nhận được khí hậu 4 mùa xuân – hạ – thu – đông.
2. Khu du lịch Bán Đảo Sơ Trà Đà Nẵng: 
Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km, là khu rừng nguyên sinh có khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Là nơi lý tưởng để nghỉ dưỡng, tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại và khám phá rừng hoang sơ.
Thời gian lý tưởng nhất để du lịch bán đảo Sơn Trà
Để thuận tiện cho việc di chuyển và tham quan tốt nhất các bạn nên du lịch bán đảo Sơn Trà vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9. Các bạn cũng có thể đi vào khoảng thời gian khác, tuy nhiên nếu vào những hôm có nhiều sương mù thường khó khăn trong việc đi lại, nhất là vào mùa đông.
Phương tiện di chuyển tới bán đảo Sơn Trà
Hướng dẫn du lịch bụi bán đảo Sơn Trà an toàn về cách di chuyển: Để di chuyển tới bán đảo Sơn Trà các bạn có thể đi từ hướng Huế vào Đà Nẵng, theo đường Nguyễn Tất Thành qua cầu Thuận Phước đến bán đảo Sơn Trà. Hoặc có thể đi từ Hội An ra Đà Nẵng đi dọc đường biển Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa – bán đảo Sơn Trà.
Ngoài ra, các bạn có thể đi theo đường Sông Hàn hoặc đi bằng đường biển qua biển Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng để tới bán đảo Sơn Trà.
Để trải nghiệm và khám phá bán đảo Sơn Trà các bạn có thể thuê xe máy hoặc xe đạp. Nếu thuê xe máy nên tham khảo tại các địa điểm thuê xe ở điểm du lịch Đà Nẵng trên trang Cái Bát Vàng.
3. Nơi du lịch đẹp Cù Lao Chàm Cù Lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Cửa Đại 15km. Đây là khu vực được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Du lịch Cù Lao Chàm mấy năm trở lại đây thu hút khá nhiều du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của các bãi biển, và dịch vụ du lịch ổn định. Nếu có dịp đi miền trung Huế, Đà Nẵng, Hội An, bạn cũng đừng quên thu xếp 1 ngày đi Cù Lao Chàm nhé.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, Kinh nghiệm du lịch Cù Lao Chàm, bên cạnh đó các bạn cũng đừng bỏ qua các bài viết kinh nghiệm liên quan như :
Kinh nghiệm Du lịch Đà Nẵng
Du lịch Hội An (kinh nghiệm chi tiết)
Món ăn Ngon không thể bỏ qua khi tới Hội An
Du lịch Cù Lao Câu (kinh nghiệm và hướng dẫn đi)
Thông tin chung về Cù Lao ChàmCù Lao Chàm gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Trong đó Hòn Lao là đảo chính, lớn nhất, nơi tập trung dân cư Cù Lao Chàm và là trung tâm của các hoạt động thương mại, du lịch…
Về Lịch sử, Cù lao Chàm là một di tích văn hoá lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An với nhiều di tích mang dấn ấn nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa và Đại Việt. Trong lịch sử, khu vực này đóng vai trò quan trọng trên bản đồ hàng hải quốc tế ven biển Đông, từng là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên các tuyến hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển.
Về Địa lý, Cù Lao Chàm là một khu vực với sự đa dạng sinh thái rất lớn. Những loài hải sản quý hiếm, rạn san hô nhiều màu sắc được bảo tồn trong môi trường tốt nhất khiến Cù Lao Chàm trở thành điểm đến lý tưởng với những người yêu thích vẻ hoang sơ của tự nhiên.

Những bãi biển với bờ cát dài trắng mịn, làn nước xanh trong đến mức có thể nhìn xuống tận đáy là đặc sản của nơi đây.
Toàn bộ đảo chính có tới 7 bãi biển trải dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Bãi Bắc: nhiều hang động tự nhiên, ít người đến.
Bãi Ông: gần bãi Làng, kế bên bến tàu, có nhiều nhà hàng tấp nập vào buổi trưa, đây là bãi đông khách nhất, các tour du lịch thường đưa khách đến đây ăn trưa.
Bãi Làng: là bến cá chứ không phải bến tắm, từ đây đi vào khu dân cư xóm Cấm của đảo.
Bãi Xếp: chưa khai thác du lịch nên vắng vẻ, yên tĩnh.
Bãi Chồng: bãi biển đẹp, có phòng tắm nước ngọt và thay đồ, có 2 bungallow đã từng là nhà hàng, hàng dừa thẳng tắp rất mát mẻ. Còn có một cái hồ với cây cầu xinh xinh bắc qua. Phí tắm ở đây là 15k nhưng không thấy có cổng thu tiền.
Bãi Bìm : tắm miễn phí, bãi nước trong xanh có bãi đá cho bạn tạo dáng chụp hình.
Bãi Hương: khó tắm vì nhiều thuyền bè neo đậu, nên ăn hải sản ở đây vì rất tươi ngon.
Tất cả những bãi biển này rộng khoảng 20m, chiều dài từ 100 đến 300m, mỗi bãi có một đặc điểm riêng khiến du khách có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một nơi để thỏa thích vui chơi, tắm biển khi tới Cù Lao Chàm.


Xem thêm:

KINH NGHIỆM ĐỂ CÓ CÓ MỘT CHUYẾN DU LỊCH TRỌN VẸN NHẤT ĐẾN ĐÀ NẴNG


Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Đặc sản làm quà để biếu cho người thân

ĐẶC SẢN LÀM QUÀ TẶNG - Đặc sản, món ăn hay đồ lưu niệm được dùng để làm quà biếu tặng thể hiện sự trân trọng, lòng biết ơn và tình yêu thương với người khác.

Đặc sản

Đặc sản Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Mỗi vùng miền có những đặc sản khác nhau mang đậm nét đặc trưng của từng vùng miền đó. Thể hiện được bề dày văn hóa ẩm lực lâu đời với tín ngưỡng ẩm thực rất riêng. Đặc sản ở miền Bắc rất khác so với 2 miền Trung và miền Nam, đặc sản ở miền Bắc có mùi vị rất vừa phải, các thể hiện và bố trí món ăn rất cầu kỳ. Ẩm thực của miền Trung thì nồng hơn, mặn hơn, cay hơn bởi vì khí hậu của miền Trung khắc nghiệt vì thế ảnh hưởng nhiều đến phong cách ăn uống cũng như các bố trí trong từng món ăn của người dân nơi này. Đặc sản ở miền Nam cũng rất khác được thể hiện qua cón món ăn có vị ngọt và lạ mắt, đa số đặc sản ở đây là những quả trái cây sấy khô,...

đặc sản làm quà
dac-san-lam-qua

Quà tặng


Phong tục, tập quán của con người Việt Nam rất chú trọng lễ, nghĩa. Vì thế, ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội để tưởng nhớ đến các thế hệ đi trước. Trong những dịp lễ, hội người Việt thường mua những đặc sản làm quà tặng ý nghĩa để biếu cho người khác thể hiện:

Đặc sản làm quà 
Thể hiện của tình bạn hoặc tình yêu.
Thể hiện lòng biết hơn, sự cảm ơn.
Thể hiện sự hiếu thảo.
Chia sẻ giúp đỡ về tiền bạc.
Giúp những người không may mắn.
Tặng quà lưu niệm khi đi du lịch.
Chúc mừng hoặc tặng vào các ngày đặc biệt trong năm: sinh nhật, đám cưới, giáng sinh, năm mới, ngày kỷ niệm, ngày lễ tôn giáo.


Văn hóa tặng quà của Việt Nam rất khác so với các nước trên thế giới, trong từng vùng miền cũng có sự khác biệt.

Nguồn: https://dacsanquatang.com/vung/dac-san-lam-qua-tang

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

#15 Món Ăn Tuyệt Ngon Của Đặc Sản Ẩm Thực Tại Đà Nẵng

Món Ngon Đà Nẵng

MÓN ĂN NGON TẠI ĐÀ NẴNG - Cung cấp những #15 món ăn ngon hảo hạng được chế biến một cách tuyệt hảo và điêu luyện, mang đậm nét văn hóa ẩm thực của Đà Nẵng

#15 Món Ăn Tuyệt Ngon Của Đặc Sản Ẩm Thực Tại Đà Nẵng
#15 Món Ăn Tuyệt Ngon Của Đặc Sản Ẩm Thực Tại Đà Nẵng - MÓN NGON TẠI ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng - “thành phố đáng sống” không chỉ thu hút du khách bởi các danh lam thắng cảnh mà còn khiến người ta nhớ mãi bởi những món ngon nổi tiếng.
1. Bún mắm nêm
Tô bún mắm Đà Nẵng ghi dấu ấn bằng thứ mắm nêm mặn mòi làm từ cá biển, những miếng thịt heo quay giòn rụm, vị thanh mát của rau và cay nồng của ớt. Ngoài ra còn có cả nem chua, ba chỉ luộc, tai heo, mít non và chả bò hấp dẫn.
Địa chỉ:
- Quán Bà Thuyên (đường Lê Duẩn, Q. Thanh Khê)
- Quán Ngọc (đường Đoàn Thị Điểm, Q. Hải Châu)
- Dãy bún mắm nêm (đường Trần Kế Xương, Q. Hải Châu)
2. Bánh kẹp
Bánh kẹp được xếp vào danh sách món ăn đường phố Đà Nẵng được nhiều du khách, đặc biệt là các bạn trẻ ưa thích. Món này là những tấm bánh tráng kết hợp với trứng, khô bò, pa tê... lúc chiên hay nướng lên có mùi thơm hấp dẫn. Bánh kẹp không chỉ ngon mà giá cả cũng rất phải chăng.
Địa chỉ:
- Bánh kẹp Hoa (đường Đông Giang, Q. Sơn Trà)
- Quán Dì Hoàng (đường Điện Biên Phủ, Q. Thanh Khê)
- Bánh tráng nướng (cuối đường Đào Duy Từ, đối diện chợ Cồn)
3. Cao lầu 
Vốn là đặc sản Hội An nhưng khi đến Đà Nẵng, du khách vẫn có thể thưởng thức món ngon này “đúng chất”. Cao lầu trực tiếp chuyển ra từ Hội An, tươi mới và chế biến trong ngày, ăn kèm với rau sống, giá trụng, thịt xíu và da heo chiên giòn.
Địa chỉ:
- Cao lầu Lý (đường Thái Thị Bôi, Q. Thanh Khê)
- Quán Nhung (đường Huỳnh Thúc Kháng, Q. Hải Châu)
- Hội An Quán (đường Yên Bái, Q. Hải Châu)
4. Cơm gà
Cơm gà là lựa chọn hấp dẫn của người dân Đà Nẵng lẫn du khách bốn phương. Bằng nhiều cách chế biến khác nhau, chẳng hạn như: cơm gà xé, cơm gà quay, gà luộc, gà xối mỡ... kèm theo bát canh và chén đồ chua ăn kèm trông rất ngon lành.
Địa chỉ:
- Cơm gà Hồng Ngọc (đường Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu)
- Cơm gà A Hải (đường Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu)
- Quán A Huệ (đường Tôn Thất Đạm, Q. Thanh Khê)
5. Ốc các loại
Đến Đà Nẵng vào bất cứ mùa nào trong năm, bạn đều có thể nhâm nhi món đặc sản đáp ứng 3 tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” này. Ốc Đà Nẵng này rất đa dạng, từ ốc gạo, ốc hương cho đến ốc đinh, ốc bươu, ốc đắng… được chế biến kỹ lưỡng, dậy mùi thơm phức khiến du khách phải dừng chân.
Địa chỉ:
- Ốc hút “đĩa bay” (đối diện nhà thi đấu Đĩa Bay, đường 2/9)
- Ốc hút cô Hà (ngã tư Ông Ích Khiêm - Hùng Vương, Q. Hải Châu)
- Ốc hút Cây Bàng (đường Ông Ích Đường, Q. Cẩm Lệ)
6. Bánh bèo, nậm, lọc, ít trần
Mặc dù cùng tên gọi với các loại bánh Huế nhưng các loại bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, ít trần ở Đà Nẵng lại được biến tấu theo phong cách riêng của mình. Từ lá gói cho đến phần nhân nên thực khách sẽ cảm nhận được nét đặc trưng riêng.
Địa chỉ:
- Bánh Bèo Bà Bé (đường Hoàng Văn Thụ, Q. Hải Châu)
- Quán Vân (đường Thanh Tịnh, Q. Liên Chiểu)
- Dãy bánh bèo, nậm, lọc (đường Núi Thành, Q. Hải Châu)
7. Bánh tráng đập
Bánh đập là món ngon dân dã của người dân các tỉnh miền Trung. Món ăn đơn giản làm từ gạo trắng thơm dẻo, bánh mỏng nướng lên, trải một lớp bánh ướt, phết chút mỡ hành, khi ăn gấp đôi và đập dập, chấm cùng mắm nêm mặn mà hấp dẫn.
Địa chỉ:
- Quán Bà Tứ (đường Lê Duẩn, Q. Hải Châu)
- Bánh đập (đường Triệu Nữ Vương, Q. Hải Châu)
- Bánh bèo & Bánh đập (đường Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu)
8. Ram cuốn cải
Ram cuốn cải là món ăn dân dã tại Đà Nẵng, bán nhiều trong chợ hay những quán vỉa hè. Mỗi chiếc ram chỉ nhỏ bằng một ngón tay với phần nhân khá giống nhân nem của miền Bắc. Ram miền Trung được dọn kèm với bánh tráng, đu đủ, cà rốt ngâm chua, dưa leo chẻ mỏng kèm theo một đĩa rau sống và những lá cải tươi ngon.
Địa chỉ:
- Ram cuốn cải Việt (đường Lê Duẩn, Q. Hải Châu)
- Dãy quán ram cuốn cải ở khu vực chân cầu Trần Thị Lý
- Ram cuốn cải (đường Ông Ích Khiêm, Q. Hải Châu)
9. Mì Quảng
Nước mì Quảng không đầy tràn như các món bún phở khác mà chỉ xâm xấp nhưng thơm cay, đậm đà nhờ bí quyết pha chế và gia giảm đặc biệt. Ăn mì Quảng nhất định phải có các loại rau sống như cải con, búp chuối thái mỏng... ngoài ra không thể thiếu dĩa ớt xanh, đậu phụng quê rang, bánh đa, miếng chanh và chén nước mắm nguyên chất.
Địa chỉ:
- Mì Quảng Bà Mua (đường Trần Bình Trọng, Đống Đa, Lê Hồng Phong... Q. Hải Châu)
- Mì Quảng Người Đà Nẵng (đường 2 Tháng 9, Q. Hải Châu)
- Dãy mì Quảng trên đường Lê Đình Dương, phía đuôi Cầu Rồng
10. Bánh tráng thịt heo
Sẽ thật thiếu sót nếu du khách bỏ qua món ăn này trong sổ tay ẩm thực Đà Nẵng. Những lát thịt heo luộc chín tới được thái lát to bản cuốn với bánh tráng Đại Lộc, một lớp bánh ướt, kèm theo rau sống, dưa chuột, chuối xanh... rồi chấm mắm nêm mặm mòi sẽ khiến bạn không thể quên được hương vị.
Địa chỉ:
- Bánh tráng thịt heo Trần (đường Lê Duẩn, Hải Phòng, Duy Tân,…)
- Quán Đại Lộc (đường Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu)
- Bánh tráng thịt heo Mậu (Đỗ Thúc Tịnh, Q.Cẩm Lệ)
- Thịt heo ba tầng (đường Hoàng Diệu, Q. Hải Châu)
11. Gỏi khô bò, mít trộn
Gỏi khô bò và mít trộn là những món ăn vặt thường được các bạn trẻ chọn lựa trong những buổi chiều mát trời. Gỏi khô bò đu đủ giòn sực, mít non thái mỏng trộn với rau và đậu phộng béo ngậy, giá lại “rẻ bèo”, chỉ khoảng 15.000 đồng/ dĩa.
Địa chỉ:
- Quán Lan Điệp (đường Bùi Thị Xuân, Q. Sơn Trà)
- Mít trộn Phạm Văn Nghị (đường Phạm Văn Nghị, Q. Thanh Khê)
- Gỏi khô bò (đường Ông Ích Khiêm, Q. Hải Châu)
12. Hải sản tươi ngon
Sẽ thật là thiếu sót nếu như đến du lịch tại thành phố biển như Đà Nẵng mà lại bỏ qua cơ hội thưởng thức những món hải sản phong phú, hấp dẫn. Vừa tươi rói, vừa ngon, giá cả lại phải chăng. Tôm, cua, cá, mực, ghẹ, hàu… đang chờ đón bạn đấy!
Địa chỉ:
- Hải sản Bà Thôi (đường Lê Đình Dương, Q. Hải Châu)
- Nhà hàng Mỹ Hạnh (Hoàng Sa, Phước Mỹ, Q. Sơn Trà)
- Hải sản Kỳ Em (đường Hồ Nghinh, Q. Sơn Trà)

13. Bánh xèo, nem lụi
Bánh xèo và nem lụi cũng được xếp vào hàng “top” danh mục ẩm thực Đà Nẵng. Bánh xèo giòn bên ngoài, dai bên trong, ăn có mùi béo ngậy, nem lụi thì được nướng thơm phức. Cả hai món cùng chấm với tương đậm đặc, sền sệt siêu ngon.
Địa chỉ:
- Quán Bà Dưỡng (đường Hoàng Diệu, Q. Hải Châu)
- Quán Bà Nhỏ (đường Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu)
- Quán Cô Mười (đường Châu Thị Vĩnh Tế, Q. Ngũ Hành Sơn)

14. Bánh ướt, bún thịt nướng
Đến Đà Nẵng, đừng quên thưởng thức tô bún thịt nướng hay vài cuốn thịt nướng thơm phức được cuốn trong trong lớp bánh ướt mỏng. Món này chấm với tương hay nước mắm chua ngọt thì không gì tuyệt vời hơn. Bạn có thể chọn ăn vào buổi xế chiều, vừa rẻ vừa ngon miệng.
Địa chỉ:
- Quán Hồng Nguyệt (đường Hoàng Diệu, Q. Hải Châu)
- Quán Bà Trai (đường Đống Đa, Q. Hải Châu)
- Quán Xuân (đường Hải Phòng, Q. Thanh Khê)
15. Bún chả cá
Đây là món quà sáng ngon có tiếng của ẩm thực Đà Nẵng. Một tô bún chả cá gồm có chả cá, su hào, bí đỏ, măng tươi, chút ruốc heo, hành và cà chua thật ngon mắt. Chả cá gồm 2 loại: chả cá hấp và chả cá chiên. Tùy theo lựa chọn của thực khách, người bán sẽ bỏ 1 hoặc cả 2 loại chả vào tô bún rồi chan thứ nước lèo ngọt thanh rất dễ chịu được hầm từ chính xương cá.
Địa chỉ:
- Bún chả cá bán nhiều trên đường Nguyễn Chí Thanh trong đó có tiếng nhất là quán 109 Nguyễn Chí Thanh - Q. Hải Châu
- Bún chả cá Bà Phiến, đường Lê Hồng Phong, Q. Hải Châu
- Bún chả cá Bà Ân, đường ê Hồng Phong, Q. Hải Châu